Chim Trĩ Đỏ Cổ Khoang

Góc chia sẻ 2 năm trước

Chim Trĩ đỏ cổ khoang hoặc có nơi gọi là chim trĩ đỏ khoang cổ trắng (Có tên khoa học là: Phasianus colchicus torquatus) là một phân loài của loài gà lôi. Phân loài này có mặt tại Việt Nam và là một loài chim đẹp và quý hiếm đã từng được đưa vào sách đỏ cần được nhân giống và bảo vệ.


1. Phân Bổ

Chim trĩ đỏ này phân bổ ở Quảng Đông Trung Quốc và ở miền núi phía bắc Việt Nam nơi các đồi cỏ thấp hay trong các khu rừng nguyên sinh. Không chỉ ở miền núi phía Bắc Việt Nam, Chim trĩ đỏ cổ khoang cũng có ở rừng ngập mặn U Minh (Cà Mau). Ở tỉnh Lâm Đồng, Chim trĩ này xuất hiện trong những cánh rừng ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên Huyện Nam Cát Tiên, rừng Tà Nung - Phan Dũng của Huyện Lâm Hà.

2. Đặc điểm

Chim trĩ đỏ cổ khoang (Con đực) có đỉnh đầu và gáy nâu ánh đỏ. Trán, dải hẹp trên mắt, cằm, họng và cổ đen ánh lục, đỏ hoặc tím tùy góc nhìn. Phía dưới cổ có khoang trắng. Lông trên lưng có màu nâu thẫm, hai bên cánh có màu hung nâu. Lông ngực có màu hung nâu đỏ, mỗi lông đều có vệt đen hẹp ở dọc thân lông và đầu lông chia thành hai hình tròn
Chim trĩ xanh cổ khoang (Con đực) có màu lông sáng, đầu và cổ có màu xanh và không có khoang trắng trên cổ hoặc giữa ngực. Đuôi của nó dài và nhỏ với nhiều đường gợn sóng sẫm đen đan khít nhau. Trong điều kiện nuôi nhốt, con đực nặng 1,6 kg, cá biệt có con nặng trên 1,8 kg, con mái nặng 1,3 kg sau 5,5 tháng nuôi.

Chim trĩ đỏ cổ khoang (Con mái) thì Đỉnh đầu và cổ nâu thẫm hay đen với những vạch ngang hẹp màu hung đỏ hoặc nâu nhạt. Lưng và vai hung đỏ phớt nâu tím. Cằm và họng màu vàng xám có vạch nâu thẫm. Phía trước cổ và phần trên ngực có những vạch và chấm đen thô hơi óng ánh. Phần dưới của ngực, sườn và bụng màu xám, với vân nâu và phần giữa lông màu nâu đỏ thẫm. Dưới đuôi nâu đỏ tối lẫn các vệt đen thô. Mẳt nâu đỏ. Da trần ở mặt đỏ tươi. Mỏ và chân xám. Chim trĩ mái không được đẹp như con trống, lông đuôi ngắn.

Hình Ảnh Úm Chim Trĩ Con Tại Trại Chim Trĩ Thành Công

3. Thể trạng

Chim trĩ đỏ cổ khoang lớn nhanh và có sức đề kháng cao nên ít bệnh. Khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt cao chống nóng, chống rét tốt. Chim trĩ đỏ cổ khoang thường mắc các bệnh như tiêu chảy, hô hấp, thương hàn, việc điều trị cũng rất đơn giản, nhanh khỏi và không mắc một loại bệnh truyền nhiễm nào. Chim trĩ đỏ cổ khoang rất khỏe, lai tạo giống tốt, một con chim trống có thể ghép giống với 8-10 con mái mà không ảnh hưởng đến chất lượng giống. Chúng có nhiều đặc tính tốt như năng suất cao, đẻ nhiều trứng, con trống 5,5 tháng tuổi đạt 1,6-1,8 kg, con mái 1,3-1,4 kg, con mái đẻ nhiều trung bình khoảng 100 trứng/năm, thịt dầy, chắc có vị ngọt thanh, xương nhỏ, mỏng và không có mùi tanh, trứng thơm nhẹ rất ngon và bổ dưỡng, Đặc biệt tốt cho phụ nữ có thai, người bệnh cần bồi bổ sức khỏe. Từ thời xưa Chim trĩ được liệt vào các sản vật tiến Vua được xếp cùng họ với chim Công, chim Phượng.

Đối với Chim trĩ mái, nếu nguồn thức ăn đảm bảo, trung bình 1 ngày có thể đẻ 3 quả trứng, mỗi lứa đẻ từ 60 – 65 trứng.Chim trĩ đỏ cổ khoang là loài động vật hoang dã nên bay rất nhanh và thường ăn trứng của chính mình. Do đặc tính hoang dã nên chim trĩ không có bản năng tự ấp trứng nên phải nhờ gà ấp hộ (tỉ lệ ấp nở đạt trên 80%) hoặc sử dụng máy ấp công nghiệp (tỉ lệ nở có thể đạt trên 90%).

Năng suất trứng có thể đạt 120 quả trứng/6 tháng. Chim trĩ đỏ cổ khoang sinh sản theo mùa tùy từng vùng, từ tháng 3 đến hết tháng 10 sau đó nghỉ đông nếu vùng có thời tiết nóng có thể đẻ quanh năm. Điều này rất có lợi cho việc nhân giống và phát triển loài chim này này trên diện rộng. Ở khu vực miền núi phía Bắc có 4 mùa rõ rệt nên Chim trĩ thường bắt đầu sinh sản vào mùa xuân khi tiết trời ấp áp và kết thúc vào mùa thu khi thời tiết trở lạnh.

4. Thức ăn của chim Trĩ

Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng tiêu tốn rất ít thức ăn, lượng thức ăn 1 ngày chỉ bằng một nửa lượng thức ăn cho gà, để đạt trọng lượng 1,6 kg thịt (chim trống) tiêu tốn hết 6 kg thức ăn trung bình 4 kg thức ăn đạt được 1 kg thịt. Thức ăn chính của loài Chim trĩ đỏ cổ khoang là ngô, thóc, rau xanh. Thức ăn của chim trĩ đỏ cổ khoang rất đơn giản, dễ kiếm, thường ăn chung với thức ăn của gà. Ngoài ra, sau giai đoạn úm từ 1 đến 30 ngày tuổi, giai đoạn hậu bị và vỗ béo, Chim trĩ đỏ cổ khoang có thể ăn được các loại nông sản sẵn có như thóc, ngô, khoai, sắn, thân chuối và buồng chuối xanh băm nhỏ, chuối chín, rau các loại.

5. Tình trạng

Tại Việt Nam, sau khi bảo tồn và nhân giống tại Trại Chim trĩ Thành Công từ năm 2016 đến nay, đàn chim đã phát triển và tăng đàn lên hơn 10.000 con mái sinh sản bình quân cho ra hơn 200.000 con chim trĩ giống/tháng. Đảm bảo cung cấp đủ con giống cho bà con chăn nuôi trên toàn quốc, đã có hàng nghìn hộ chăn nuôi Chim trĩ đỏ cổ khoang cho thu nhập cao và hàng trăm trại chăn nuôi Chim trĩ đỏ cổ khoang theo hướng công nghiệp. Mặc dù số lượng đàn mái đẻ đã lên đến 15.000 con với sản lượng con giống lên đến 300.000 con/tháng nhưng vẫn chưa đủ cung cấp cho thị trường, với mục tiêu trở thành nhà cung cấp giống Chim trĩ đỏ cổ khoang lớn nhất Việt Nam hiện nay Trại Chim trĩ Thành Công đang tích cực nghiên cứu, chọn giống và nhân giống số lượng lớn, chất lượng cao, con giống được phòng Vắc xin đầy đủ theo từng giai đoạn phát triển, việc nuôi thương phẩm mới chỉ bắt đầu và nhu cầu thị trường tiêu thụ được dự đoán là rất lớn đáng ứng đủ nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.

Việc chăn nuôi loài động vật hoang dã này phải thực hiện các thủ tục hành chính, phải được cơ quan kiểm lâm cấp phép nuôi và nhân giống.Trước năm 2013, Chim trĩ nằm trong sách đỏ nên người chăn nuôi phải làm một số thủ tục, giấy tờ khá phức tạp. Đến nay Chim trĩ đỏ cổ khoang và Chim trĩ xanh được xếp vào diện động vật được phép chăn nuôi buôn bán bình thường nên việc chăn nuôi cũng như kinh doanh rất đơn giản. Chim trĩ nuôi thương phẩm thì khoảng 5,5 tháng tuổi là có thể xuất bán.

Hình Ảnh tại Trại chim Trĩ Thành Công

6. Hình Thức Nuôi Nhốt

Loài chim quý này không chỉ đẹp, dễ nuôi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. ưu điểm là sức đề kháng cao, không cần đầu tư nhiều thời gian để chăm sóc, thức ăn, chuồng trại đơn giản, nên mô hình nuôi Chim trĩ đỏ cổ khoang hiện đang được nhân rộng đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người chăn nuôi. Nuôi Chim trĩ đỏ cổ khoang mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại gia cầm khác.

Trứng Chim trĩ đỏ cổ khoang rất thơm ngon, bổ dưỡng, được thị trường rất ưa chuộng có giá bán cao. Thịt Chim trĩ có giá trị dinh dưỡng cao và chữa được một số bệnh. Ngoài ra, Chim trĩ trống còn được nuôi với mục đích để làm cảnh do có màu lông oáng ánh nhiều màu sắc, lông đuôi dài, dáng vẻ thanh tao quý tộc. Hiện nay giá Chim trĩ con (30 ngày tuổi đã được vào vắc xin đầy đủ) mua tại Trại Chim trĩ Thành Công có giá khoảng 60.000 -75.000 đồng/con tùy số lượng khách hàng muốn mua, chỉ sau 4 tháng chăn nuôi bán ra thị trường với giá từ 400.000 -450.000 đồng/con. Trừ hết chi phí, một con cho lợi nhuận từ 180.000 - 260.000 đồng/con.

Đối với các hộ dân chăn nuôi theo hướng phát triển kinh tế có thể nhập con giống từ 1-7 ngày tuổi được Trại Chim trĩ Thành Công hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, lịch trình vắc xin đầy đủ sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra, Trại Chim trĩ Thành Công còn hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đầu ra khi chim đạt độ tuổi và trọng lượng xuất chuồng với giá cao.

7. Chăm sóc

Giai đoạn khó khăn nhất là giai đoạn chim con từ từ 1 – 30 ngày tuổi, Người nuôi cần chú ý úm chim con ở nhiệt độ từ 37 đến 38 độ C và độ ẩm từ 55% đến 65%. qua giai đoạn trên Chim trĩ rất dễ nuôi. Chuồng trại nuôi Chim trĩ cũng hết sức đơn giản, đầu tư ít tiền, có thể tận dụng chuồng trại có sẵn, cải tạo lại, giăng lưới là có thể nuôi được. Việc chăm sóc nuôi dưỡng cũng rất đơn giản, hàng ngày chỉ một lần cho ăn, cho uống. Sau khi kết thúc chu kỳ nuôi mới dọn và vệ sinh chuồng trại, nhìn chung việc chăm sóc nuôi dưỡng đơn giản hơn nhiều so với nuôi các loại gia cầm khác.

Giai đoạn úm từ 1 - 30 ngày tuổi yêu cầu áp dụng quy trình nghiêm ngặt và đòi hỏi người chăn nuôi có ít kinh nghiệm nhất định. Nếu có kỹ thuật và kinh nghiệm có thể giảm tỷ lệ hao hụt, tuy nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm người nuôi có thể nhập con giống từ 25 đến 30 ngày tuổi, đã được vào vắc xin đầy đủ và qua giai đoạn úm. Chuồng nuôi chim thương phẩm, chim sinh sản tốn khá nhiều diện tích nuôi do bản tính hoang dã của loài chim này. Thường xuyên kiểm tra khu vực chăn nuôi đề phòng lưới quây bị rách chim bay mất hoặc chim ăn phải các dị vật trong chuồng sẽ dẫn đến thủng diều và chết.
Trại Chim trĩ Thành Công - 08 39 79 2255