Người nuôi chưa có kinh nghiệm ấp trứng chúng tôi khuyên không nên ấp nhiều ngay từ đầu, hãy bắt đầu tập bằng một số lượng trứng nhỏ từ 10 đến 20 quả hoặc là số lượng mà quý khách có thể chấp nhận được nếu rủi ro xảy ra.
Những điều cần biết về chim trĩ sinh sản
Thời gian chim trĩ bắt đầu kết đôi là đầu mùa xuân. Lúc này trĩ trống đã tự tìm cho mình một lãnh địa riêng, và cặp trĩ sẽ về nơi đây xây tổ ấm.
Chúng bắt đầu giao phối với nhau, cho đến tận tháng tư, tháng năm thì mùa sinh sản bắt đầu thì chúng mới tính chuyện … nằm ổ.
Lúc này nhiệm vụ của trĩ trống vẫn là lo canh giữ lãnh địa của mình, quyết không để kè thù nào bay đến xâm chiếm. Thỉnh thoảng, trĩ trống cất cao tiếng gáy với mục đích doạ nạt kẻ thù, ngụ ý bảo rằng vùng đất này đã có chủ phải tránh xa. Lâu lâu trĩ trống còn cất cánh bay một vài vòng quanh lãnh địa của mình, nếu thấy con trĩ trống lạ nào léo hánh xâm nhập thì nó xáp lại cắn mổ, đá túi bụi cho đến khi con trĩ lạ chạy trốn mới thôi … Trong khi đó, trĩ mái cả ngày bận rộn với việc lo chọn cho được một chỗ đất ưng ý để làm ổ cho mình. Ổ của trĩ mái là chỗ đất trũng lớn bằng miệng chảo loại vừa. Sau đó, trĩ mái tự tha về một mớ cỏ khô, lá khô để lấp đầu chỗ đất lõm đó. Như vậy, trĩ mái đã tự làm xong cái ổ của nó. Nhưng, trước khi đẻ quả trứng đầu tiên, trĩ mái tự rứt một ít lông ngực của mình để lót vào đó, nhờ đó trứng được nằm êm …
Bạn có biết chim trĩ sinh sản như thế nào?
Xin được nói thêm, ổ đẻ của trĩ mái bao giờ cũng được tán lá của lùm bụi bên trên che phủ.
Trĩ mái hoang dã tự biết làm ổ đẻ, tự biết đẻ trứng trong cái ổ đó, rồi tự nằm ấp trứng khoảng 23, 24 ngày trứng mới nở. Điều đáng ghi nhận thêm là khi chim trĩ con cứng cáp thật sự, có thể tự lo thân được thì chim trĩ mẹ mới chịu rời ổ.
Trong đời sống hoang dã, suốt mùa sinh sản, trĩ mái chỉ đẻ có mỗi một lứa trứng, và số trứng cũng không nhiều, chỉ độ chục rưỡi quả mà thôi.
Trở lại trĩ nuôi chuồng, kinh nghiệm cho chúng tôi biết, đến mùa sinh sản chim trĩ mái không biết tự làm ổ, dù chủ nuôi đã cẩn thận để sẵn trong chuồng những thứ vật liệu như cỏ khô, lá khô, cành khô nhỏ để nó có sẵn mà làm ổ đẻ. Đã thế, dù chủ nuôi có lót ổ sẵn đặt ở góc chuồng, chim trĩ mái vẫn không chịu vào ổ nằm đẻ … Được biết, trĩ mái nuôi chuồng, khi đau bụng đẻ nó đứng ở đâu đẻ đại ngay ở đó. Đẻ xong, nhiều con còn không màng đến việc quay cổ lại nhìn, dù một lần, sản phẩm do mình tạo ra!
Đó là chưa nói đến việc một số chim trĩ mái vừa đẻ trứng xong liền quay lại mổ bể cái trứng mà ăn hết sạch, kể cả phần vỏ trứng! (Xin đừng loại bỏ những trĩ mái có tật ăn trứng này, vì đây không phải là tật xấu của nó mà là do cơ thể nó đang thiếu chất khoáng trầm trọng. Nếu kịp thời bổ sung chất khoáng vào khẩu phần ăn, những chim trĩ mái này thấy trứng sẽ không mổ ăn nữa).
Để bảo vệ trứng khỏi bị hư hao thất thoát, chủ nuôi chờ trĩ trong chuồng đẻ xong là vội lấy trứng nó ra ngay rồi đem vào nhà bảo quản chờ ngày trĩ mái đẻ hết lứa trứng mới đem ấp.
Nhớ lại thời trước, cách đây hơn nửa thế kỷ, chúng tôi nuôi chim trĩ chỉ biết cho ăn lúa nên trĩ sinh sản như … trĩ hoang, mỗi lứa chỉ được mươi lăm trứng. Ngày nay, do nuôi trĩ với thức ăn là cám viên hỗn hợp, vốn là thức ăn dành cho gà công nghiệp siêu trứng, siêu thịt nên trĩ mái mới có năng suất trứng cao, đạt đến tám chín trứng mỗi lứa, thật là điều đáng mừng!
Những trĩ trống mái nào còn khả năng sinh sản tốt ta nên tiếp tục nuôi chúng. Chỉ khi trĩ trống già nua chậm chạp trong việc phối giống, trứng lại thiếu cồ, và trĩ mái có năng suất trứng quá thấp, nuôi thêm không lợi thì mới loại ra vỗ béo để bán thịt.
Ấp trứng chim trĩ
Do trĩ mái nuôi chuồng chỉ biết đẻ trứng chứ không con nào biết ấp, nên trứng chim trĩ sẽ được ấp theo hai cách sau đây:
Trại Chim Trĩ Thành Công - 08 39 79 2255